Những ứng viên với kĩ năng làm việc nhóm tốt thường hay được các nhà tuyển dụng đánh giá cao vì nhiều lý do – họ có khả năng lãnh đạo, phối hợp và giao tiếp tốt. Thông thường, các nhà quản lý và lãnh đạo kỳ vọng nhân viên của mình có tinh thần đồng đội tốt. Vì vậy, kỹ năng làm việc nhóm vô cùng quan trọng bất kể trong lĩnh vực nào, từ kinh doanh, kỹ thuật cho đến dịch vụ.
Điều này vẫn đúng kể cả đối với những công việc độc lập. Bạn có thể thực hiện phần lớn công việc một mình. Tuy nhiên, bạn vẫn cần hiểu được giá trị và ý nghĩa của mình đối với mục tiêu của tổ chức và giao tiếp những vấn đề cần trao đổi với những người khác.
Hãy cùng HSM tìm hiểu về những kỹ năng làm việc nhóm quan trọng và cách diễn đạt chúng để nhà tuyển dụng chú ý đến CV của bạn nhé!
Kỹ năng làm việc nhóm là gì?
Bất kể vai trò của bạn là gì, bạn cần phải có khả năng phối hợp với người khác và thể hiện điều đó với quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà tuyển dụng.
Nhìn qua các yêu cầu công việc, bạn sẽ thấy rằng những tin bài tìm kiếm người “chủ động” cũng sẽ yêu cầu “làm việc nhóm tốt.” Những người có kỹ năng làm việc nhóm như giao tiếp và có tinh thần tích cực sẽ giúp cho đội nhóm làm việ chiệu quả hơn.
Các loại kỹ năng làm việc nhóm
Trong CV của bạn, hãy nhớ nhấn mạnh những kỹ năng mà trong JD yêu cầu. Tuy vậy, đừng quên bao gồm những kỹ năng liên quan khác của bạn. Dưới đây là các kĩ năng làm việc nhóm được các nhà tuyển dụng đánh giá cao khi tìm kiếm ứng viên phù hợp:
Giao tiếp
Một người biết cách làm việc nhóm tốt thường sẽ giao tiếp ý tưởng của mình rõ ràng. Bạn cần có kỹ năng truyền đạt thông tin hiệu quả qua giao tiếp trực tiếp, gọi điện thoại hoặc email. Hãy luôn giữ giọng điệu chuyên nghiệp nhưng thân thiện. Đối với giao tiếp trực tiếp, giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (tông giọng, cử chỉ, nét mặt,…) đều quan trọng khi làm việc cùng người khác. Một số kỹ năng quan trọng liên quan đến giao tiếp bạn có thể đẻ vào CV gồm:
Tư vấn
Phối hợp
Đóng góp
Điều phối
Sáng tạo
Phản hồi
Đặt mục tiêu
Dẫn dắt
Ảnh hưởng
Sử dụng ngôn từ
Quản lý
Thuyết phục
Nghiên cứu
Quản lý đội nhóm
Giảng dạy
Giao tiếp sử dụng ngôn từ (nói, viết)
Giao tiếp bằng hình ảnh
Viết chuyên nghiệp
Xử lý mâu thuẫn
Một kỹ năng quan trọng khác đối với làm việc nhóm chính là xử lý mâu thuẫn giữa các thành viên. Bạn cần có khả năng thương lượng với đồng nghiệp và giải quyết khúc mắc để mọi người cùng đồng ý với mục tiêu và lựa chọn chung. Những kỹ năng đi kèm với xử lý mâu thuẫn có thể kể đến:
Phối hợp
Quản lý mâu thuẫn
Phối hợp
Tư duy phản biện
Xác định vấn đề
Đồng cảm
Linh hoạt
Trí tuệ cảm xúc (EQ) cao
Khả năng lãnh đạo
Lắng nghe
Suy nghĩ logic
Lập lập logic
Thiền
Thương lượng
Xử lí vấn đề
Xây dựng đội nhóm
Lắng nghe
Trong mô hình giao tiếp, lắng nghe là yếu tố quan trọng song song với truyền tải thông điệp. Bạn cần biết lắng nghe các ý tưởng và mối quan tâm của đồng nghiệp để thấu hiểu họ hơn. Bằng cách hỏi để làm rõ vấn đề, cho thấy sự chú ý và có hành động quan tâm, bạn đã thể hiện rằng mình sẵn sàng lắng nghe ý kiến của người khác. Khi thể hiện kỹ năng này trong CV, bạn có thể sử dụng những từ như:
Lắng nghe chủ động
Hỏi các câu hỏi làm rõ vấn đề
Chú tâm
Tư duy phản biện
Giao tiếp bằng mắt
Cho phản hồi
Đưa ra quyết định nhóm
Lắng nghe các quan ngại của đồng đội
Hiểu đúng thông tin
Lắng nghe
Nhận biết và sử dụng đúng cách các phương pháp giao tiếp phi ngôn ngữ
Không phán xét
Kiên nhẫn
Thư thái
Nhận phản hồi
Tóm tắt thông tin
Đáng tin cậy
Bạn cần là một thành viên đáng tin cậy để đồng nghiệp và quản lý có thể yên tâm giao những công việc quan trọng của doanh nghiệp. Hãy theo sát các hạn nộp và hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ. Đây là cách dễ dàng nhất để xây dựng lòng tin tại nơi làm việc. Ngoài ra, bạn có thể chú ý đến các yếu tố như:
Tận tụy
Tích cực xây dựng cộng đồng
Tự tin
Xây dựng lòng tin
Tính linh hoạt
Vững vàng
Trung thực
Khả năng lãnh đạo
Xử lý nhiều công việc
Thái độ tham gia các công việc chung
Tinh thần trách nhiệm cao
Tính vì đội nhóm/cộng đồng
Khả năng quản lý công việc
Thái độ tôn trọng
Người khác sẽ dễ chia sẻ và giao tiếp với bạn hơn khi họ thấy rằng bạn tôn trọng ý kiến và con người họ. Những hành động nhỏ như cách xưng hô, ánh mắt hay lắng nghe chăm chú cũng sẽ giúp chúng ta cảm thấy được trân trọng. Để thể hiện rằng bạn là người cầu tiến và cầu thị trong các mối quan hệ, hãy sử dụng những cụm từ:
Công nhận sự nỗ lực/ý kiến của người khác
Khuyến khích
Phát triển ý tưởng
Giao tiếp trực tiếp
Khích lệ
Trao đổi ý kiến
Kiên nhẫn
Thái độ tích cực
Chủ động xây dựng mối quan hệ
Sẵn sàng hỗ trợ
Khéo léo
Những kỹ năng làm việc nhóm khác
Ngoài những kỹ năng kể trên, bạn cũng có thể sử dụng những từ/cụm từ sau trong CV hoặc cover letter của mình để khiến các nhà tuyển dụng chú ý hơn:
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Tinh thần trách nhiệm
Sáng tạo
Quyết đoán
Phân việc
Khuyến khích
Sắp xếp công việc
Khả năng thuyết phục
Quản lý dự án
Lên kế hoạch
Cho và nhận phản hồi
Thuyết trình
Tôn trọng các thành viên
Thấu hiểu bản thân
Tinh thần hỗ trợ
Quản lý thời gian
Đáng tin cậy
Làm thế nào để làm các kỹ năng của bạn nổi bật?
Thêm những kỹ năng phù hợp với công việc trong CV
Hãy nhấn mạnh những kỹ năng mà công việc yêu cầu trong CV, đặc biệt là các kinh nghiệm liên quan trong quá khứ
Làm nổi bật các kỹ năng đó trong cover letter
Trong cover letter, hãy nhắc đến 1 hoặc 2 kỹ năng quan trọng nhất đối với công việc bạn đang ứng tuyển và cho một vài ví dụ ngắn.
Hãy sử dụng những từ/cụm từ kỹ năng trong buổi phỏng vấn
Hãy ghi nhớ một số từ/cụm từ chỉ kỹ năng kể trên để miêu tả về kinh nghiệm của bản thân trong buổi phỏng vấn. Đừng quên đưa ra câu chuyện và ví dụ minh họa cụ thể.